Ngày 1 đến 2/6, hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống Vitamin A tại các điểm uống ở xã, phường
Vi chất dinh dưỡng: Cần ít nhưng phải đủ
Thiếu vitamin A có thể dẫn tới mù lòa!
Khi nào cần bổ sung vitamin A, D, E?
Trẻ thiếu vitamin A và hệ lụy
Từ năm 1996, ngày 1-2/6 được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với một chuỗi các hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.
Đây cũng là cơ hội đẩy mạnh và khuyến khích hoạt động “đa dạng hoá bữa ăn gia đình” để có hiệu quả lâu dài, bền vững trong việc giải quyết vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng. Thông qua các hoạt động này nhằm duy trì một cách có hiệu quả hoạt động bổ sung vi chất cho trẻ em và bà mẹ song song với các giải pháp dài hạn trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia.
Việc bổ sung Vitamin A liều cao đại trà trong ngày vi chất dinh dưỡng còn có ý nghĩa làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ và cải thiện nhanh chóng tình trạng Vitamin A của bà mẹ sau sinh. Hoạt động hưởng ứng “Ngày vi chất dinh dưỡng” thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng chống thiếu Vitamin A, thiếu iod và thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là đẩy mạnh hơn hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong cộng đồng.
1. Đa dạng bữa ăn, phối hợp nhiều loại thực phẩm. Sử dụng các loại thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
2. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
3. Bữa ăn của trẻ cần các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D.
4. Trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A liều cao 2 lần/năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống một liều Vitamin A.
5. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
6. Phụ nữ trước và trong khi mang thai cần uống viên Sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
7. Sử dụng muối Iốt và các sản phẩm có bổ sung Iốt trong bữa ăn hàng ngày.
Bình luận của bạn